Nên hay không nên dùng muối nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt?
Theo ông Đ., nuôi tôm thẻ thời gian ngắn, mau quay vòng vốn. Nếu tôm nuôi không bị trục trặc, giá cả ổn định sẽ cho lãi rất cao. Khi được hỏi đầu ra của tôm thẻ, ông Đ. cho biết hiện nay có bao nhiêu thương lái cân hết bấy nhiêu, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.
“Người dân không nên mở rộng diện tích nuôi vì trước mắt nuôi có lời nhưng không biết sau này thế nào. Cũng khuyến cáo bà con nuôi mật độ thấp, không sử dụng muối pha, đặc biệt là đào giếng khoan để lấy nước nuôi tôm” - ông "Hồ Thanh Dũng, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp" nói.
PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng như cách làm ở Đồng Tháp, chất lượng tôm sẽ kém. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây.
"Cũng theo ông Long, hơn 10 năm trước, Thái Lan đã áp dụng mô hình này nhưng không thể phát triển được.
Hiện nay, nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển ở nhiều địa phương khác như huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang)...
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
https://tuoitre.vn/dan-rai-muoi-nuoi-tom-the-dat-ganh...